Bệnh tiểu đường liên quan tới sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormone insulin của tuyến tụy bị thiếu hay suy giảm tác động trong cơ thể. Với biểu hiện mức đường trong máu luôn cao nên trong giai đoạn đầu mới phát sinh, bệnh nhân tiểu đường thường có thói quen đi tiểu nhiều, đặc biệt là tiểu vào ban đêm, dẫn đến tình trạng khát nước liên tục. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả bệnh nhân bị tiểu đường đều có những dấu hiệu đặc trưng như khát nước, tê tay, tê chân, … Thậm chí ngay cả những biểu hiện dưới đây cũng có thể cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà nhiều người không ngờ tới.

1. Da thay đổi theo chiều hướng tiêu cực

da-thay-doi-theo-chieu-huong-tieu-cuc

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những mảng da thẫm và sạm ở phần nếp gấp phía sau cổ, khuỷu tay hoặc đốt ngón tay có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do mức độ insulin cao làm tăng sự phát triển của các tế bào da, đặc biệt là sắc tố melanin trong tế bào làm cho da có những mảng tối.

Mặc dù, sự rối loạn về da này có khả năng là do gen di truyền hay điều kiện nội tiết gây ra nhưng ngay khi thấy làn da xuất hiện các biểu hiện bất thường bạn cần tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu để phòng ngừa kịp thời bệnh tiểu đường.

2. Tầm nhìn được cải thiện rõ hơn

tam-nhin-duoc-cai-thien-ro-hon

Suy giảm thị lực là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc đột nhiên có thể nhìn rõ hơn mà không cần đến kính chưa chắc đã là một tin tốt. Bởi trên thực tế, những người bệnh tiểu đường có thể có thị lực tốt hơn hoặc xấu hơn so với ban đầu.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, thị lực của nhiều người được cải thiện tốt hơn rất nhiều khi có lượng đường trong máu tăng cao, nhưng sau khi điều trị bệnh tiểu đường thì thị lực lại suy giảm đến mức phải đeo kính. Điều này chứng tỏ rằng, bệnh tiểu đường có thể làm thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể, bao gồm cả bên trong mắt, dẫn đến tình trạng thị lực tăng – giảm thất thường.

3. Ngứa không ngừng

ngua-khong-ngung

Bệnh tiểu đường có thể làm suy giảm sự tuần hoàn máu trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng khô và ngứa da. Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thường có biểu hiện ngứa ở tứ chi, bàn tay, cẳng chân và bàn chân. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chú ý hơn đến các biểu hiện này trong mối liên hệ với các triệu chứng khác của bệnh.

4. Thính giác có biểu hiện lạ

thinh-giac-co-bieu-hien-la

Khi cảm thấy thính giác có vấn đề với âm lượng của tivi hoặc trong suốt cuộc nói chuyện người khác luôn phải nhắc lại những lời họ vừa nói với bạn thì việc kiểm tra lượng đường trong máu là điều vô cùng cần thiết. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường có thể phá hủy các mạch máu và dây thần kinh của tai trong, gây ra sự tổn thướng cho thính giác. Chính vì thế, khiếm thính được xem một biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia cho biết, những người có lượng đường trong máu cao hơn bình thường dù chưa đến mức bị bệnh nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tổn thương thính giác cao hơn 30% so với người có lượng đường trong máu ổn định.

5. Ngáy to

ngay-to

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một nửa số bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có vấn đề với việc thở khi ngủ. Đây là lý do tại sao khi gặp phải triệu chứng ngáy to vào ban đêm và buồn ngủ vào ban ngày thì bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra lượng đường trong máu.

Một nghiên cứu mới đây ở Canada cho thấy, những người mắc chứng khó thở khi ngủ thường có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong cơ thể cao hơn so với bình thường. Đặc biệt, với những bệnh nhân thường xuyên gặp vấn đề về nhịp thở sẽ có xu hướng sản sinh ra hormone căng thẳng trong khi ngủ. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com

Bài viết liên quan:

Tag: trẻ nhỏ dùng nhung hươu có được không?nhung huou kho che bien nhu the nao