Ngộ độc thực phẩm là một căn bệnh khá phổ biến do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người bị ngộ độc thực phẩm và trong nhiều trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, bạn cần cảnh giác với những dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm để có cách xử trí kịp thời, hạn chế tối đa những hậu quả rủi ro đáng tiếc.

ngo-doc-thuc-pham

Ngộ độc thực phẩm là căn bệnh phổ biến do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm

Làm thế nào để nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm?

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng xuất hiện đột ngột (sau vài phút, vài giờ, đôi khi có thể sau 1 ngày) như buồn nôn và nôn ngay, thậm chí nôn ra cả máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu), cơ thể không sốt hoặc sốt cao trên 38ºC. Với những đối tượng người già và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường nặng hơn so với bình thường.

Trên thực tế, biểu hiện nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, trụy tim mạch, dễ dẫn đến nguy cơ sốc nhiễm khuẩn khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.

Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý đến những dấu hiệu mất nước với biểu hiện rõ nhất là nôn nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, thường xuyên có cảm giác khác nước, mạch đập nhanh, thở nhanh, cơ thể mệt lả, thậm chí có thể bị co giật, nước tiểu ít, sẫm màu. Riêng với những người già thường có biểu hiện mất nước nặng khi bị ngộ độc thực phẩm nhưng do tuổi cao làm mất cảm giác khát nên không thấy kêu khát nước, do đó bạn cần đặc biệt quan tâm đến trường hợp này để tránh gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh.

nhung-dau-hieu-nhan-biet-ngo-doc-thuc-pham

Những dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Thông thường, các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ có xu hướng tự khỏi trong vòng 48 giờ mà không cần nhập viện điều trị.

Khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, tốt nhất hãy để cho hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi bằng cách không nên ăn trong vài giờ, thay vào đó là uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ để tránh nguy cơ bị mất nước và các dung dịch điện giải có lợi cho cơ thể như oresol. Để tăng hương vị cũng như thành phần dinh dưỡng trong nước uống thì bạn có thể pha thêm chanh, mật ong, bột nhung hươu khô, … Đồng thời, đừng quên để cơ thể được nghỉ ngơi, tránh xảy ra tình trạng mệt mỏi quá mức.

Khi các triệu chứng ngộ độc đã giảm dần đi, bạn có thể ăn lại một cách từ từ nhưng nên ăn với lượng nhỏ để thăm dò phản ứng của cơ thể, bằng cách chọn ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như cháo, ruột bánh mỳ, … tránh ăn các chất béo, không nên ăn nhiều sữa hay pho mát, tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn hoặc cafein hay đồ uống có ga.

cach-xu-tri-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Trường hợp bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu gặp phải một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau:

  • Thường xuyên nôn mửa và không kiểm soát được tình trạng nôn.
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
  • Đau bụng quá mức.
  • Đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày.
  • Sốt cao trên 38ºC.
  • Cơ thể có dấu hiệu của sự mất nước như khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, toàn thân mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, …
  • Xuất hiện các triệu chứng thần kinh như nhìn mờ, yếu cơ, có cảm giác kiến bò, tê bì ở tay, chân.

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com

Tag: https://nhansamnhunghuou.com/tre-em-co-duoc-dung-nhung-huou-khong/https://nhansamnhunghuou.com/5-cach-che-bien-va-su-dung-nhung-huou-kho-ban-khong-nen-bo-qua/