Những người làm công việc văn phòng sau một thời gian dài thường xuyên phải tiếp xúc với máy tính sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Dưới đây là những bệnh hay gặp ở dân văn phòng mà bạn nên biết để có cách điều trị và điều chỉnh thích hợp.

1. Căng thẳng thần kinh

cang-thang-than-kinh

Biểu hiện chính là stress. Nguyên nhân là do những áp lực công việc và môi trường xung quanh, nó có thể gây ra một số bệnh như rối loạn giấc ngủ, tiểu đường, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, hội chứng đau nửa đầu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, …

Bệnh đau đầu cũng thường gặp với các triệu chứng như đau đầu giật, cảm giác như có vật gì đó gõ vào đầu, kèm theo hoa mắt, ít ngủ, áp lực công việc nặng nề do tư thế ngồi làm việc không đúng, ít thay đổi tư thế, hay ngồi làm việc bằng mắt quá tập trung trước máy vi tính trong thời gian dài, …

2. Mắt và da bị ảnh hưởng

nhuc-moi-mat

Làm việc liên tục với máy tính, quá tập trung với ánh sáng màn hình sẽ gây khô và nhức mỏi mắt, kèm theo nhức đầu, có cảm giác nôn nao. Hơn nữa, môi trường máy điều hòa tại văn phòng còn làm da mất nước, khô ráp, nổi mụn do thiếu không khí trong lành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi dùng máy tính, tần số chớp mắt giảm gần 40% (từ 14 lần/phút giảm xuống còn 6 – 7 lần/phút), đồng thời mắt có khuynh hướng mở to hơn khiến mắt bị khô, không đủ nước mắt và độ trơn để loại sạch bụi bẩn. Việc sử dụng điều hòa làm chênh lệch nhiệt độ trong phòng và bên ngoài khoảng 5 – 10ºC, dẫn đến da bị mất nước, khô rát, thậm chí giảm sức đề kháng, dễ mắc các chứng dị ứng, viêm nhiễm.

3. Đau ống cổ tay

dau-ong-co-tay

Đây là một bệnh hay gặp ở những người làm văn phòng do thường xuyên phải sử dụng máy tính và con chuột vi tính bằng các cơ và gân của ngón tay, bàn tay, cánh tay, bả vai. Mặc dù, hội chứng đau ống cổ tay không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật vì bị tổn thương thần kinh và mạch máu.

Triệu chứng tê tay có biểu hiện điển hình là đau, tê ngón trỏ, ngón giữa, yếu ngón cái, có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Ở mức độ nhẹ, người bệnh cảm thấy tê buốt giống như bị kim châm ở bàn tay, nặng hơn thì cảm thấy rất đau ở bàn tay, tay yếu và tê cứng, có khi bỏng rát và nhức cả cẳng tay và cánh tay. Bệnh thường xuất hiện ở tay thuận trước. Trường hợp dễ mắc phải triệu chứng này là những người thường xuyên sử dụng máy tính, nhà văn, thư ký, biên tập viên, … Trong thực tế, hội chứng này có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ và tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới (92%). Ngoài ống cổ tay thì phần vai và cổ đau nhừ, cổ cứng đơ, hai vai trở nên tê mỏi, tinh thần bứt rứt không ổn định. Tứ chi tê dại, tay chân có cảm giác đau và ít có cảm giác, tình trạng bệnh càng nặng thêm nếu ở lâu trong phòng điều hòa.

4. Đau nhức xương khớp

dau-lung

Một số triệu chứng thường gặp như đau lưng, nhức mỏi khớp. Đối với những người ngồi quá nhiều biểu hiện bệnh phổ biến và rõ rệt nhất là triệu chứng đau mỏi lưng, gáy. Khi ngồi liên tục hàng giờ trong một tư thế nhất định, cột sống dễ bị chùn do cơ thể không được vận động thường xuyên, đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa cột sống khi có tuổi.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm người lao động phải ngồi liên tục có tỷ lệ đau mỏi lưng cao hơn hẳn so với các nhóm làm việc khác. Nguyên nhân có thể là do ghế ngồi không phù hợp, ngồi sai tư thế, các thao tác công việc đơn điệu nhưng diễn ra với tần số cao, thời gian nghỉ ngơi quá ít. Khi bị rơi vào tình trạng này, người bệnh có cảm giác đau lưng, đau nhói các cơ và tê phù chân tay. Có nơi có tới hơn 70% nhân viên công ty luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau cứng cơ. Hầu hết họ là các lao động trẻ tuổi phải ngồi liên tục nhiều giờ, thời gian đi lại và vận động rất ít.

Việc ngồi quá lâu với tư thế không đúng sẽ dẫn đến chứng đau lưng mãn tính. Đồng thời, xương có thể trở nên giòn, xốp với việc thiếu vận động hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, từ đó tiến nhanh đến quá trình bị loãng xương cùng với các biểu hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, …

5. Viêm loét dạ dày mãn tính

viem-loet-da-day-man-tinh

Nguyên nhân là do áp lực công việc nhiều, ít ngủ (thường ít ngủ trưa, thậm chí là không ngủ trưa, hoặc thức khuya để làm việc), ăn uống không điều độ, ăn lúc nhiều lúc ít, cụ thể là những lúc tiệc tùng thì ăn uống quá thừa chất (chủ yếu ăn nhiều chất đạm và uống nhiều rượu bia), trong khi buổi sáng vì công việc gấp, đi làm vội nên không kịp ăn bữa sáng, hoặc lúc ăn rất nhanh và vội vàng.

6. Các biểu hiện khác

Một số biểu hiện khác như ăn uống kém, đau vai, đau thắt lưng dẫn đến thoái hóa các sụn đệm cột sống, chèn ép dây thần kinh xương cùng, làm tổn thương và đau nhức cho xương cùng, gây nên bệnh xương cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, … Ngoài ra, nguy cơ mắc phải các bệnh về tĩnh mạch do ngồi nhiều cũng tăng cao như suy giảm tĩnh mạch chân, giãn tĩnh mạch thừng tinh, huyết khối tĩnh mạch sâu, …

Những người làm công việc văn phòng, phải ngồi trước màn hình máy tính lâu, cơ thể thiếu vận động sẽ khiến nhu động ruột, dạ dày hoạt động yếu đi, giảm tiết dịch tiêu hóa, dẫn đến tình trạng biếng ăn, ăn uống không ngon miệng, hay đầy trướng bụng, khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn kém. Mặt khác, thức ăn dung nạp vào cơ thể khi không được đốt cháy hết sẽ tích tụ, làm cho dạ dày, ruột không được nghỉ ngơi, ăn uống kém, từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ, có thể thường xuyên gây mất ngủ hoặc ngủ kém.

Biện pháp khắc phục

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người làm công việc văn phòng thường phải ngồi một chỗ là khi ngồi hai chân nên để chạm đất, lưng thẳng. Cứ sau khoảng thời gian 30 – 45 phút cần thay đổi tư thế chân, ngẩng đầu để đốt sống cổ vận động hoặc đứng lên đi lại, ưỡn người, vận động nhẹ để cơ thể, cột sống lưng và mắt được thư giãn.

Bên cạnh đó, để phòng tránh những bệnh hay gặp khi làm văn phòng bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng kèm thêm các thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm cao cấp có nguồn gốc thiên nhiên hỗ trợ tốt cho sức khỏe như cao ban longviên nhung hươunhung hươu tươi, …

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com