Dạ dày là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người. Nó đảm nhiệm chức năng chính là tiêu hóa thức ăn và tổng hợp các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh. Hiện nay, tỷ lệ mắc những căn bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, … ngày càng gia tăng. Theo kết quả thống kê cho biết, có tới 60% số bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày bị viêm đại tràng, dẫn đến tình trạng không chữa hết viêm loét dạ dày vì đại tràng. Nhiều người còn bối rối không biết nên chữa cả hai bệnh hay bị đau chỗ nào thì chữa chỗ ấy.

khong-chua-het-viem-loet-da-day-vi-khong-boi-bo-dai-trang

Không chữa hết viêm loét dạ dày vì đại tràng

Triệu chứng bệnh khá giống nhau

Cả hai bệnh viêm loét dạ dày và đại tràng đều có những triệu chứng chung là đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, chỉ có các bệnh liên quan đến dạ dày mới kèm theo biểu hiện ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, phần lớn mọi người thường chỉ nghĩ là mình bị viêm loét dạ dày mà không biết rằng có thể đại trằng cũng đang không ổn. Kết quả là xảy ra trường hợp nhiều bệnh nhân khôngchữa hết viêm loét dạ dày vì đại tràng. Mặc dù, đã tiêu diệt hết vi khuẩn HP (Helicbacter pylori – 80% các bệnh liên quan đến dạ dày là do loại vi khuẩn này gây ra) và chứng viêm loét dạ dày đã suy giảm nhưng bệnh vẫn chưa khỏi hoàn toàn, bởi mới chỉ chữa bệnh dạ dày mà chưa chữa bệnh đại tràng.

Hai bệnh có mối liên quan mật thiết với nhau

viem-loet-da-day

Bệnh viêm loét dạ dày và đại tràng có mối liên quan mật thiết với nhau

Hiện nay, trong các phác đồ điều trị dạ dày, để giảm viêm loét, giảm đau cho dạ dày thì đều bắt buộc phải giảm tiết acid bằng các thuốc ức chế men chuyển, ức chế proton, … và bao niêm mạc dạ dày bằng các loại kiềm như nhôm hydroxit, magiê hydroxit, … Tuy nhiên, điều này đem lại hậu quả không tốt, đó là không tạo ra môi trường acid cần thiết để tiêu hóa thức ăn. Bình thường thì để thủy phân các loại protein cần có pH = 1 – 2, tương tự với tinh bột cũng cần có các enzyme tiêu hóa cần thiết. Do vậy, tất cả áp lực của việc tiêu hóa thức ăn được dồn lên đường ruột, bao gồm cả ruột non và đại tràng. Bên cạnh đó, một loạt những vi khuẩn xâm nhập qua đường ăn uống vốn dĩ bị tiêu diệt trong môi trường acid mạnh của dạ dày, nay đi xuống ruột và sinh sôi nảy nở, gây những ảnh hưởng nhất định lên đại tràng. Ngược lại, nếu không chữa dứt điểm bệnh đại tràng, bệnh nhân thường phải uống thêm các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm co thắt, cầm tiêu chảy, … Những thuốc này thường tác động xấu đến dạ dày, làm bệnh viêm loét dạ dày dễ tái phát trở lại.

Muốn khỏi hoàn toàn bệnh viêm loét dạ dày, cần tích cực bồi bổ đại tràng

boi-bo-dai-trang

Bồi bổ đại tràng là việc cần thiết để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hãy thay đổi thói quen làm việc và sinh hoạt, đồng thời không nên lạm dụng quá nhiều các loại thuốc Tây y chữa bệnh dạ dày, bởi điều này có thể khiến hệ tiêu hóa không thể khỏe lên một cách an toàn mà có khi còn gặp phải rắc rối. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất là sử dụng các bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, kết hợp với việc tăng cường sức khỏe cho đường ruột bằng các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên.

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com

Bạn có thể quan tâm:

Tag: cao sừng hươu siberiaviên nhung hươu Altai Siberianhung hươu tươi Altai Siberia