Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây mụn và tìm ra một phương pháp điều trị hiệu quả. Nhiều khi việc nặn mụn hay tự điều trị mà không tham khảo thông tin có thể gây viêm nhiễm, để lại những hậu quả nặng nề hơn. Bài viết dưới đây sẽ điểm mặt 6 loại mụn thường gặp nhất và cách điều trị cơ bản mà bạn không nên bỏ qua.

1. Mụn đầu đen

mun-dau-den

Đặc điểm: Loại mụn này hình thành là do bụi bẩn, tế bào chết và dầu nhờn bít tắc trong lỗ chân lông gây ra. Mụn thường có đầu màu đen, khá cứng, nằm trên bề mặt da, chủ yếu tập trung ở mũi và hai bên má. Tình trạng mụn đầu đen kéo dài có thể làm to lỗ chân lông gây mất thẩm mỹ.

Cách điều trị cơ bản: Để hạn chế tình trạng mụn đầu đen, bạn cần duy trì thói quen làm sạch da mỗi ngày bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Đồng thời, kết hợp dùng kem hoặc hỗn hợp lột mụn tự nhiên để loại bỏ mụn đầu đen một cách dễ dàng hơn.

2. Mụn ẩn

mun-an

Đặc điểm: Mụn ẩn có kích thước nhỏ, nằm ẩn dưới da và có xu hướng tạo thành từng đám. Chúng có khả năng lây lan sang các vùng da khác khiến bề mặt da trở nên sần sùi. Do đó, những phương pháp thông thường như nặn hay dùng kem trị mụn đều không thể xử lý hết.

Cách điều trị cơ bản: Để đạt hiệu quả cao trong việc loại bỏ mụn ẩn, bạn có thể sử dụng công nghệ laser hay kết hợp với phương pháp thải độc gan. Tốt nhất, bạn nên tham khảo tư vấn của chuyên gia da liễu để có phương pháp trị mụn tối ưu và an toàn.

3. Mụn đầu trắng

mun-dau-trang

Đặc điểm: Mụn đầu trắng xuất hiện là do sự kết hợp giữa nang trứng, bã nhờn và tế bào da chết gây nên. Chúng thường có kích thước nhỏ, đầu mụn có màu trắng và hơi tấy đỏ xung quanh nốt mụn. Khi dùng tay chạm vào những nốt mụn này cũng không gây cảm giác đau.

Cách điều trị cơ bản: Để loại bỏ mụn đầu trắng bạn nên kiểm soát lượng dầu nhờn dư thừa bằng cách cung cấp đủ độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, đừng quên tẩy da chết định kỳ để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát loại mụn này.

4. Mụn mủ

mun-mu

Đặc điểm: Mụn mủ chủ yếu xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc gây ra tình trạng viêm nhiễm. Với đầu mụn tương đối to, có mủ màu trắng hoặc vàng nên bạn sẽ bị đau khi chạm tay vào mụn mủ. Việc nặn loại mụn này ngay khi chúng vừa mới xuất hiện có thể dẫn đến tình trạng mụn mọc lại, gây viêm nhiễm hoặc tạo thành sẹo lõm.

Cách điều trị cơ bản: Với loại mụn cứng đầu này, tốt nhất bạn nên kiên nhẫn chờ cho đến khi mụn chín, có đầu màu vàng là có thể nặn để loại bỏ. Lưu ý, khi nặn mụn bạn cần làm sạch tay và da mặt, sau đó lau nhẹ với dung dịch nước muối loãng để đảm bảo an toàn cho vùng da bị mụn.

5. Mụn đinh râu

mun-dinh-rau

Đặc điểm: Mụn đinh râu có thể hình thành do sự tự phát hoặc việc nặn mụn thường xuyên dẫn đến mụn bị viêm nhiễm. Loại mụn này có xu hướng xuất hiện nhiều ở môi, mép, cằm, … kèm theo cảm giác sưng, đau, có ngòi như đầu đinh.

Cách điều trị cơ bản: Việc tự ý nặn hoặc xử lý mụn đinh râu không đúng cách rất dễ gây nhiễm trùng, thậm chí để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi gặp phải loại mụn này, tốt nhất bạn hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng tự ý nặn bóp hay xử lý chúng gây nguy hại cho sức khỏe.

6. Mụn u nang

mun-u-nang

Đặc điểm: Mụn u nang là tình trạng mụn bị viêm nghiêm trọng và thường có kích thước lớn hơn nhiều so với các loại mụn khác. Chúng chủ yếu tập trung thành từng nốt lớn, có bề mặt mềm và chứa nhiều mủ bên trong. Khi dùng tay tiếp xúc bạn sẽ cảm nhận thất ngay sự đau rát khó chịu.

Cách điều trị cơ bản: Do có nguy cơ để lại các vết sẹo rỗ và tình trạng nhiễm trùng cao nên để loại bỏ mụn u nang bạn cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những tác hại nguy hiểm không đáng có.

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com

Bài viết liên quan:

Tag: nhung huou co nhung cong dung gitai day