Trứng là loại thực phẩm phổ biến và bổ dưỡng, bao gồm rất nhiều vitamine tốt cho sức khỏe như vitamine A, D, E, B1, B6, B12. Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, magiê, sắt, kẽm, cùng nguồn protein dồi dào và các loại axit cần thiết cho hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.

Đặc biệt, chất lecithin trong trứng còn có tác dụng tích cực trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng thì không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà còn tiềm ẩn nhiều hậu quả tiêu cực tới sức khỏe mà bạn cần phải lưu ý tránh xa.

1. Không kết hợp đường cùng trứng

khong-ket-hop-duong-cung-trung

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng không thích hợp chế biến cùng bột ngọt (mỳ chính). Thế nhưng, ít ai biết rằng loại thực phẩm này còn kiêng kỵ nấu chín cùng đường hoặc dùng đường ngay sau khi ăn trứng.

Sự kết hợp giữa đường và trứng sẽ khiến protein axit amin fructose trong trứng kết hợp trực tiếp với lysine tạo thành hợp chất khó hấp thu, gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho cơ thể. Do vậy, cách thưởng thức trứng lành mạnh hơn cả là không nên dùng chung đường với trứng hoặc tránh dùng đường sau khi vừa ăn trứng xong.

2. Đừng dại ăn quả hồng sau khi ăn trứng

qua-hong

Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính chính là dùng quả hồng làm món tráng miệng ngay sau khi ăn trứng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị ngộ độc do trứng và hồng gây nên thường có biểu hiện nôn mửa sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng. Lúc này, giải pháp tốt nhất là bạn nên uống ngay dung dịch gồm 20g muối + 200ml nước sôi hoặc cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi trộn với nước ấm

Trong trường hợp vẫn không nôn được, bạn cần uống nhiều lần để thúc đẩy cơ thể nôn mửa, sau đó dùng thuốc nhuận tràng nhằm loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

3. Sữa đậu nành và trứng là cặp đôi xung khắc

sua-dau-nanh-va-trung-la-cap-doi-xung-khac-co-tieng

Thông thường, một khẩu phần bữa sáng được cho là lý tưởng với người lớn và trẻ em sẽ bao gồm trứng chiên và sữa đậu nành. Tuy nhiên, không chỉ có chất bổ dưỡng như protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamine, … trong sữa đậu nành còn chứa cả trypsin – một chất ức chế hoạt động, có ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa, gây cản trở quá trình hấp thụ protein trong cơ thể. Chính vì thế, thói quen uống sữa đậu nành trong hoặc sau khi ăn trứng chẳng khác nào tạo điều kiện cho chất trypsin phân hủy protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng và giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thành phần chất protidaza trong sữa đậu nành có khả năng gây ức chế protein trong trứng gà. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự xung khắc của cặp đôi thực phẩm sữa đậu nành và trứng gà.

4. Đã ăn thịt ngỗng, thịt đỏ, hãy tránh xa trứng

da-an-thit-ngong-roi-thi-ban-nen-tranh-xa-trung

Theo Đông y, thịt ngỗng, thịt đỏ đều có tính hàn, vị ngọt, trong khi trứng lại được xếp vào nhóm thực phẩm có tính hàn. Bên cạnh đó, cả thịt ngỗng, thịt đỏ và trứng đều có chứa một số hoạt tính sinh học dễ kết hợp với nhau, gây ra các phản ứng kích thích hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, … Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn không nên kết hợp những loại thực phẩm này cùng với nhau để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

5. Không kết hợp thịt ba ba cùng trứng

khong-ket-hop-thit-ba-ba-cung-trung

Sự kết hợp của thịt ba ba và trứng là một trong những lựa chọn vô cùng tai hại đối với sức khỏe con người. Nguyên nhân là do hai loại thực phẩm này khi ăn cùng nhau có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao. Đặc biệt là với những người hay mệt mỏi, đang bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai hoặc người tiêu hóa kém càng nên tránh xa việc ăn thịt ba ba trong hoặc sau khi ăn trứng.

6. Hạn chế ăn trứng khi đã uống thuốc chống viêm

Trong khi trứng là loại thực phẩm rất giàu protein thì hầu hết các chứng viêm của cơ thể đều có liên quan trực tiếp tới hàm lượng protein. Các chuyên gia cho biết, khi tình trạng viêm bắt đầu phát tác bạn tuyệt đối không nên uống thuốc chống viêm sau khi đã ăn trứng. Bởi lẽ, trứng có chứa protein làm tăng gánh nặng cho dạ dày, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình hấp thu – tiêu hóa, từ đó khiến cho chứng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Với những đối tượng mắc các bệnh tiêu hóa thì càng nên tránh xa món trứng trong thời gian bị bệnh.

7. Tránh uống trà sau khi ăn trứng

tranh-uong-tra-sau-khi-an-trung

Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, việc uống trà ngay sau khi ăn trứng sẽ mang lại những hậu quả tai hại cho sức khỏe. Do thành phần axit tannic trong trà có thể kết hợp cùng nguồn protein dồi dào của trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic. Chất này có tác dụng làm chậm nhu động ruột, từ đó kéo dài thời gian trữ phân trong ruột – một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Thậm chí nếu duy trì thói quen có hại này trong thời gian dài còn có thể tạo thành chất gây ung thư, đe dọa tới tính mạng con người.

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com

Bài viết liên quan:

Tag: công dụng của nhung hươu với sức khỏecách dùng cao sừng hươu