Do tâm lý khi có bệnh mới đến gặp bác sĩ nên việc thăm khám sức khỏe định kỳ vẫn còn là một khái niệm xa lạ đối với nhiều chị em phụ nữ. Bình thường chị em có thể thấy cơ thể khỏe mạnh, thoải mái nhưng sự thật lại có những bệnh đang trong thời gian ủ bệnh rất lâu và không biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Cho đến khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn cuối và rất khó cứu chữa. Vì vậy, dưới đây là 5 xét nghiệm quan trọng đối với phụ nữ để phát hiện sớm cũng như phòng ngừa nguy cơ bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống.

1. Khám cổ tử cung, xét nghiệm HPV

kham-co-tu-cung-xet-nghiem-HPV

HPV là một loại virus u nhú ở người, gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Do loại virus này khá phổ biến ở phụ nữ dưới 30 tuổi nên xét nghiệm HPV chỉ được thực hiện khi có kết quả kiểm tra PAP bất thường và thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm phiến đồ âm đạo.

Đối với phụ nữ có độ tuổi 30 – 65, tốt nhất nên thực hiện loại xét nghiệm này 5 năm/lần. Còn với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục cần đi khám cổ tử cung 3 năm/lần. Chị em có thể hoàn toàn yên tâm bởi việc khám nghiệm rất an toàn, nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Mặc dù, ung thư cổ tử cung là một trong số các căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao nhất ở phụ nữ, nhưng y học hiện đại đã có những bước tiến mới trong việc điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân khởi phát giai đoạn đầu tiên. Do vậy, nhằm phát hiện sớm những tai biến bất thường trong tử cung thì việc đi khám là rất quan trọng.

2. Khám lâm sàng tuyến vú

kham-lam-sang-tuyen-vu

Phụ nữ nên đi kiểm tra lâm sàng tuyến vú từ năm 20 tuổi để phát hiện sớm các khối u hạch có thể xuất hiện dưới cánh tay, hoặc những dấu hiệu bất thường ở ngực. Trong độ tuổi 20 – 39 nên đi khám với chu kỳ 3 năm/lần. Từ tuổi 40 trở lên, chị em nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra sức khỏe tuyến vú hàng năm.

3. Kiểm tra mật độ xương

kiem-tra-mat-do-xuong

Thông thường phụ nữ trên 65 tuổi cần được đo mật độ xương 2 năm/lần. Trong một số trường hợp có các yếu tố gây nguy cơ loãng xương cao như lối sống ít vận động, hoặc mắc chứng rối loạn ăn uống, … thì chị em nên thực hiện bước kiểm tra này sớm hơn. Để đo mật độ xương, hay xác định số lượng canxi và khoáng chất có trong xương người ta sử dụng máy X – quang. Cụ thể, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.

4. Kiểm tra sức khỏe sinh sản

kiem-tra-suc-khoe-sinh-san

Bằng việc thực hiện các xét nghiệm liên quan đến tử cung và buồng trứng của người phụ nữ để kiểm tra xem chị em có gặp phải vấn đề gì bất thường hay không. Loại xét nghiệm này có thể thực hiện với phụ nữ mọi lứa tuổi, nhất là những người chuẩn bị có kế hoạch lập gia đình.

5. Xét nghiệm nước tiểu

xet-nghiem-nuoc-tieu

Có thể tiến hành kiểm tra lượng protein trong nước tiểu nhằm phát hiện những vấn đề về thận, viêm đường tiết niệu hoặc máu ở phụ nữ. Việc thực hiện xét nghiệm vào thời điểm ngoài kinh nguyệt sẽ cho kết quả chính xác nhất. Hàm lượng glucose cao trong cơ thể báo hiệu khả năng bị tiểu đường và một số bệnh viêm nhiễm khác.

Nếu có triệu chứng tái phát bệnh viêm nhiễm thì bạn cần thường xuyên đi thăm khám và kiểm tra định kỳ. Trong trường hợp có vấn đề về thận, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm về máu.

Tóm lại, để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống, các chị em phụ nữ nên duy trì việc theo dõi sức khỏe, đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên giúp bồi dưỡng và tăng cường thể trạng như cao nhung huousan pham nhung huou tuoi, vien nang nhung huou, …

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com