Những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi phẫu thuật tim
Sau khi phẫu thuật tim, chế độ ăn uống đóng một phần vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những cơn đau tim tái phát. Việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh có thể làm tăng lượng mỡ máu của bệnh nhân, gây tắc nghẽn mạch máu và dễ gặp nhiều vấn đề rắc rối về tim mạch trong tương lai. Do đó, cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp làm giảm lượng mỡ trong cơ thể người bệnh. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi phẫu thuật tim mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào thực tế.
Những thực phẩm nên và không nên ăn sau khi phẫu thuật tim
Nên ăn thực phẩm thuộc dòng thực vật và protein nạc
Để cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, giúp giảm cholesterol xấu thì người bệnh sau khi phẫu thuật tim nên ăn nhiều thực phẩm chứa stanols thực vật như rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Sau khi phẫu thuật 1 – 2 ngày thì cơ thể chỉ được cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu thông qua dung dịch muối. Bệnh nhân sau khi đã dần hồi phục sẽ được phép uống nước hoặc sử dụng những đồ uống không năng lượng khác như trà xanh. Tốt nhất, khi bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định cho phép ăn thì nên chia thành các bữa nhỏ để ăn, mỗi bữa cách nhau 2 – 3 giờ. Điều này sẽ tốt hơn nhiều so với lượng carbohydrate ban đầu chỉ giới hạn trong các loại rau củ quả. Sau phẫu thuật khoảng 1 tuần, bệnh nhân có thể dùng rau củ, trái cây và các loại protein nạc.
Cá rất giàu acid béo omega – 3 tốt cho người bệnh sau phẫu thuật tim
Nếu trước đây bệnh nhân không thực hiện chế độ ăn ít chất béo thì thời điểm sau phẫu thuật tim được xem là thích hợp nhất để người bệnh bắt đầu một chế độ ăn như vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, năng lượng do chất béo cung cấp trong khẩu phần ăn nên thấp hơn 25%, đồng thời chỉ nên sử dụng chất béo bão hòa từ 8 – 10% năng lượng hàng ngày, thay vào đó là tích cực sử dụng nhiều chất béo không bão hòa.
Tốt nhất, nên dùng các loại salad có trộn ít dầu và bơ thực vật không ướp muối thay thế cho các chất béo, nước sốt và bơ. Ăn bổ sung nhiều loại rau quả tươi. Thịt nên dùng loại thịt nạc hoặc có thể dùng thịt gà không có da, tránh sử dụng các loại thịt đỏ. Ngoài ra, để cung cấp protein cho cơ thể cần dùng thêm đậu phụ, đậu phộng và các loại hạt không ướp muối. Tích cực ăn cá tươi hoặc cá đông lạnh, bởi cá là thực phẩm giàu acid béo omega – 3 giúp giảm cholesterol. Hạn chế ăn cá rán.
Những thực phẩm cần hạn chế
Cần loại bỏ ngay khỏi khẩu phần ăn các thức ăn nhanh, thức ăn chiên, bơ, lòng đỏ trứng và sữa nguyên kem. Thay vào đó, sử dụng những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo thấp như sữa chua và phomat trong chế độ ăn trước khi phẫu thuật tim để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Hãy giảm lượng cholesterol xuống dưới 300 mg/ngày bằng cách hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol. Không nên dùng trứng, tôm cua, thịt bò và một số loại phomat.
Giảm lượng muối (sodium) trong khẩu phần ăn hàng ngày sao cho không quá 2 g/ngày. Điều này sẽ rất hữu ích cho giai đoạn chuẩn bị phẫu thuật. Thịt xông khói, cá hồi hun khói, khoai tây chiên đóng gói, súp đóng hộp, nước sốt spaghetti, bơ, đậu phộng, … là những thực phẩm cần tránh xa sau khi phẫu thuật tim.
Người bệnh sau khi phẫu thuật tim nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu cholesterol
Đặc biệt, cần tuyệt đối tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Lưu ý, không nên cho thêm đường vào các thức ăn tươi hay đóng hộp, đông lạnh. Đồng thời, theo dõi cân nặng của bệnh nhân vào mỗi buổi sáng hàng ngày sau khi đi vệ sinh vào. Nếu thấy người bệnh tăng cân hơn 0,9 kg/ngày cần phải thông báo ngay cho bác sĩ.
Tóm lại, một chế độ ăn uống nghiêm ngặt sẽ giúp người bệnh đạt kết quả tốt hơn trước và sau khi phẫu thuật. Việc bệnh nhân sau khi ra viện thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống lành mạnh giúp mang lại hiệu quả cao trong suốt thời gian dài.
Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com
Tag: cao nhung hươu, vien nhung huou, nhung hươu tươi Liên Bang Nga