Hiện tượng rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến hậu quả lượng acid uric trong máu tăng cao là nguyên nhân gây nên bệnh gút. Gút được coi là căn bệnh của người giàu trước kia, thế nhưng ngày nay do những thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học nên nó đã trở thành căn bệnh phổ biến của toàn xã hội.

Nếu không điều trị kịp thời hoặc để tình trạng tái phát nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế. Theo ước tính, có khoảng 20% người bị gút có kèm theo bệnh sỏi thận do sự lắng đọng của các tinh thể urat gây ra sỏi, làm tắc nghẽn đường tiết niệu, có thể làm suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, … ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.

Vì vậy, một điều vô cùng cần thiết khi điều trị bệnh gút là kết hợp dùng thuốc chữa bệnh với một chế độ ăn uống hợp lý và kiêng kỵ phù hợp nhằm ngăn ngừa hoặc kéo dài thời gian tái phát bệnh.

nguoi-benh-gut-nen-an-va-kieng-an-gi

Người bệnh gút nên và không nên ăn gì?

Người bệnh gút nên ăn gì?

  • Khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, rau củ quả, các loại hạt, … đặc biệt là sữa, trứng không chứa purin.
  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như cà chua, dưa chuột, củ sắn, … nhằm làm chậm quá trình hấp thu đạm, hạn chế sự thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng, từ đó giúp giảm thiểu sự hình thành acid uric.
  • Tích cực uống nhiều nước, tối thiểu là 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, vào buổi tối không nên uống nhiều nước để tránh tình trạng đi tiểu đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Một điều quan trọng nhất là, người bệnh gút cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya, do yếu tố tinh thần ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của gan.

Người bệnh gút nên kiêng ăn gì?

nhung-thuc-pham-nguoi-benh-gut-nen-tranh

  • Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, các loại thịt có màu đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật, cải bó xôi, … Để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước cần tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ, …
  • Kiêng sử dụng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng, nấm, giá, dọc mùng, … bởi chúng có thể làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
  • Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như đạm động vật nói chung (thịt lợn, gà, vịt, …) và đạm thực vật nói chung (các loại đậu hạt).
  • Tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo như mỡ, da động vật, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo no (mì tôm, đồ ăn nhanh, …).
  • Không uống bất kỳ một loại đồ uống có cồn, thức uống có ga, hay nước ngọt nhiều đường, bởi như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng béo phì, một trong những nguyên nhân làm bệnh gút trở nên trầm trọng hơn.
  • Hạn chế uống các loại nước có vị chua như nước chanh, cam, nước trái cây giàu vitamine C, do acid lactic chứa trong các đồ uống này có thể chiếm hết đường đào thải acid uric, tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, gây sỏi thận.

Lưu ý, cần hạn chế lượng purin đưa vào cơ thể người bệnh gút. Tuy nhiên, khi thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức sẽ gây thiếu protein sinh ra các bệnh lý khác. Nếu không muốn thúc đẩy bệnh gút diễn biến nhanh và nặng hơn thì không nên ăn nhiều quá, đồng thời hạn chế ăn khuya nhằm giảm bớt gánh nặng làm việc cho gan do gan là cơ quan sinh học có vai trò chuyển hóa đạm, sản sinh ra acid uric.

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý thì người bệnh gút cũng cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để không bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ uy tín đang bày bán các sản phẩm hỗ trợ chức năng xương khớp, phòng chống bệnh gút rất hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn sử dụng như cao ban longviên nhung hươunhung hươu tươi, …

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com