Hầu như mọi nơi trên thế giới đều chăn nuôi hươu, trong đó có vùng Siberia thuộc Liên bang Nga là nơi có hệ sinh thái trong lành, khí hậu khắc nghiệt và nguồn thức ăn phong phú bao gồm chủ yếu là cây thảo dược, nấm và một số loại cỏ thơm. Đây là nơi được đánh giá là vùng đất vàng cho ra các sản phẩm nhung hươu chất lượng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, liệu bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao sừng hươu rụng đi lại có thể mọc trở lại được không?

Bạn có thể quan tâm:

Vóc dáng của mỗi loài hươu chênh lệch khá nhiều, theo kết quả nghiên cứu cho thấy, hươu của vùng Siberia, Liên bang Nga thường to gấp 2 lần hươu ở Việt Nam, do ở Việt Nam hươu được nuôi theo mô hình chuồng trại, thức ăn chủ yếu là cám, cỏ khô, chuối, … nên chất lượng nhung kém hơn nhiều. Ngoài ra, hươu được chăn nuôi ở Việt Nam thường có sừng không phân nhánh và kích thước ngắn hơn rất nhiều so với hươu nuôi ở các nước khác. Còn giống hươu ở Nga thường có sừng phân nhánh nhiều, có thể tới 11 nhánh. Số tuổi của hươu được tính theo số nhánh trên sừng nên có thể dễ dàng đoán được số tuổi của hươu khi nhìn bằng mắt thường.

nhung-huou-hoang-da-Siberia

Nhung hươu tươi hoang dã vùng Siberia

>> Quý khách có thể tham khảo thêm sản phẩm cao ban long được nhiều khách hàng Tâm Việt tin dùng tại link dưới đây: https://nhunghuoungacaocap.com/cao-ban-long-siberia/

Sừng hươu hay còn được gọi là gạc hươu, đây là phần mở rộng của hộp sọ, có cấu trúc xương, phát triển thành các nhánh theo cặp đối xứng. Hầu hết chỉ có những con đực trưởng thành là có gạc với chức năng chính là để tăng khả năng hấp dẫn, thu hút các con cái trong mùa giao phối, hoặc sử dụng làm vũ khí tấn công, tự vệ. Mỗi năm gạc đều bị rụng và tái sinh, những chiếc sừng mới nhú lên được gọi là sừng non, hay nhung hươu, hay lộc hươu. Trong khả năng đặc biệt là mọc lại sừng mới này thì tế bào gốc giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Hươu là loài động vật có vú duy nhất có khả năng tái tạo một phần cơ thể hoàn chỉnh đó là một bộ sừng xương được bao phủ trong lớp lông nhung. Hàng năm, sừng phát triển, chết đi, bị rụng và sau đó tái sinh. Sừng hươu là một trong những loại mô sống phát triển nhanh nhất và chúng mọc lên trong vòng 3 – 4 tháng. Vào cuối mùa giao phối, hươu rụng sừng để bảo tồn năng lượng và một cặp sừng mới sẽ mọc lên vào mùa xuân năm sau. Với tốc độ như thế, nó trở thành loại mô sống có khả năng tăng trưởng nhanh nhất.

Xương gạc sau khi đạt đến kích cỡ tối đa sẽ bắt đầu cứng lại và lớp lông nhung mềm mại sẫm màu phủ bên ngoài bắt đầu rụng dần cho đến khi rụng hết thì chỉ còn lại bộ xương không, nó trở thành thứ vũ khí sắc bén và cực kỳ nguy hiểm trong các cuộc chiến đấu. Vào cuối mùa kết đôi, khi nhu cầu chiến đấu tranh giành bạn tình và lãnh thổ không còn, để bảo tồn năng lượng hươu đực sẽ rụng bộ gạc đi và đến mùa xuân kế tiếp sẽ có một cặp gạc mới mọc lên từ mô xương nhú ra khỏi đỉnh đầu con vật. Trong gạc hươu có chứa khoảng 25% chất keo (keratin), 50 – 60% canxi phosphate, canxi cacbonate, một ít chất đạm và ít nước.

sung-huou-duoc-su-dung-lam-vu-khi-chien-dau

Sừng hươu được sử dụng để làm vũ khí tấn công hoặc tự vệ

Quá trình từ khi mọc cho tới lúc rụng sừng của hươu

1. Nhú nhung

Những cặp sừng của hươu đực được mọc mới hàng năm, sừng non mọc vào cuối mùa hạ, rồi rụng đi và mọc lại sừng mới vào mùa xuân năm sau. Sừng mới mọc rất mềm, có màu hồng hoặc nâu nhạt, mặt ngoài phủ đầy lông màu trắng xám rất mịn, sờ vào êm như nhung, bên trong chứa nhiều mạch máu và máu từ những chiếc sừng này rất bổ dưỡng, có công dụng bồi bổ sức khỏe, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn được gọi là nhung yên ngựa. Nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn.

2. Phân nhánh

Cặp sừng đầu tiên xuất hiện ở tuổi thứ hai, nó đơn giản, không phân nhánh. Nhung mọc được 2 – 3cm thì bắt đầu phân nhánh thứ nhất. Khi được 16 – 25cm (có thể ngắn hơn) thì phân nhánh lần thứ 2 thường gọi là sừng chìa vôi. Chuyển qua các giai đoạn khác nhau các nhánh này tiếp tục phát triển và càng xa gốc càng nhỏ dần. Hiện tượng hóa xương (vôi hóa) được bắt đầu ở giai đoạn phân nhánh lần thứ 2 này, thường được diễn ra dần theo chiều từ gốc đến ngọn và từ trong ra ngoài. Sừng chìa vôi có phần gốc to sần sùi với nhiều nốt sần thẳng hàng từ gốc sừng đến phần ngọn nhọn, gần đầu mút sừng. Mút sừng thường nhẵn bóng do hươu thường cọ sừng vào thân cây, mô đất hoặc bụi cỏ, …

Riêng hươu sao còn có lần phân nhánh thứ 3 để tạo nên sừng 4 nhánh. Mùa rụng sừng của hươu sao diễn ra vào mùa xuân từ giữa tháng 1 đến cuối tháng 3. Sang tuổi thứ 3, sừng hươu bắt đầu có dạng phân nhánh, thường là 3 nhánh. Những năm tiếp theo, sừng có dạng 4 nhánh.

3. Rụng sừng

Sừng hươu đặc và được thay hàng năm vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3, không rụng cùng một lúc mà thường cách xa 1 – 4 ngày. Sừng bên trái thường rụng trước, giai đoạn rụng sừng còn gọi là giai đoạn đổ đế. Các tế bào xung quanh gốc và đế sừng phát triển mạnh khi sừng sắp rụng, đáy sừng cũ bật ra khỏi đế gây ra hiện tượng ngứa ngáy cho con vật.

Ở giai đoạn này, hươu thích cọ sừng vào mô đất, gốc cây, … Đây cũng là yếu tố cơ học thúc đẩy quá trình đổ đế diễn ra nhanh chóng. Khi sừng cũ rụng xuống, các lớp tế bào xung quanh gốc và đế sừng tiếp tục phát triển tạo nên một khối mềm có màu hồng nhạt, trên có phủ một lớp lông cứng màu trắng. Khối mềm ban đầu gần như phủ bằng phẳng, dần dần phát triển tạo sừng non và quá trình đó lại tiếp tục.

Để tránh mua phải nhung hướu giả xuất xứ từ Trung Quốc bạn nên mua nhung hươu tươi tại các địa chỉ uy tín và tin cậy. Công ty TNHH Đầu Tư và Sản Xuất Tâm Việt tự hào là địa chỉ phân phối và bán nhung hươu tươi Siberia cao cấp chính hãng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành trên cả nước.

Nguồn bài viết: nhansamnhunghuou.com

Bài viết liên quan: